Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao đất nước Nhật Bản lại được gắn với cái tên "đất nước mặt trời mọc" mà không phải đất nước..."mặt trời lặn". Bên cạnh tên gọi rất hay đó Nhật Bản còn được biết đến với những danh xưng "xứ sở hoa anh đào", "xứ sở Phù Tang". Đất nước Nhật Bản với văn hóa đa dạng, hầu như mỗi vùng miền đều có những màu sắc văn hóa riêng, hòa chung với tổng thể cả đất nước. Những biểu tượng đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới như "núi Phú Sĩ", "hoa anh đào", "sushi", "kimono",... Nếu bạn thực sự yêu thích đất nước và văn hóa con người nơi đây thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Hiểu thêm một chút về nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên "đất nước mặt trời mọc".
(ảnh nguồn internet)
-) Sở dĩ Nhật Bản có tên gọi là "đất nước mặt trời mọc" là vì xét về điều kiện địa lý, Nhật Bản nằm ở cực Đông của châu Á, là đất nước nhìn thấy mặt trời mọc đầu tiên của cả châu Á, thật tuyệt vời đúng không? Nhật Bản chênh lệch 2 múi giờ so với Việt Nam nên khi chúng ta còn chìm trong giấc ngủ sâu thì các bạn Nhật Bản đã đón bình mình rồi.
-) Lý do thứ hai bắt nguồn từ âm hán tự "Nhật Bản", tên gọi đầy đủ là "Nhật Bản Quốc", hai chữ "日本" trong tiếng Hán có nghĩa đen là mặt trời, nghĩa bóng là ngày. Như vậy ẩn ngay trong cái tên đã mang hàm ý liên quan mật thiết đến mặt trời. Theo truyền thuyết cổ xưa, tổ tiên của người Nhật là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (nữ thần Thái Dương).
-) Phù Tang cũng là một tên gọi gợi nhắc tới mặt trời. Phù Tang là tên gọi của thực vật thuộc dâu. Những cây dâu rỗng được gọi là Phù Tang, mỗi ngày khi thần Mặt trời cưỡi xe lửa du hành từ phương Đông qua phương Tây có nghỉ chân tại gốc cây Phù Tang, điều này cũng ngầm ám chỉ đến mặt trời.
-) Ngoài ra Nhật Bản không chỉ được biết đến với hoa anh đào, đất nước này còn rất coi trọng hoa cúc. Thiên Hoàng Go Toba cai trị dưới thời Kama kura thế kỳ mười hai đã sử dụng hoa cúc làm hhoa văn trang trí các vật dụng yêu thích của ông. Đến thời Edo thế kỷ mười bảy hoa cúc được trồng phổ biến và được yêu thích ở Nhật Bản. Những đóa hoa cúc mười sáu cánh nở rực rỡ như những vầng Thái Dương được lụa chọn là Quốc huy và là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản ngày nay.
-) Trong thời kỳ phong kiến, các vị vua trị vì của đất nước Nhật Bản được gọi là "Thiên Hoàng", chữ thiên trong tiếng Hán vừa có nghĩa là trời, lại có nghĩa là mặt trời.
Ở đây có sản phẩm ghế lười hạt xốp được sản xuất bởi sự tận tâm nhất của con người Nhật Bản, nhưng giá cả lại rất Việt Nam. Mời các bạn thao khảo qua nhé.